Cấu Tạo Trần Thạch Cao Giật Cấp


Trần thạch cao là yếu tố giúp công trình thêm hoàn hảo, để có mẫu thiết kế trần phù hợp thì việc tìm hiểu về cấu tạo trần thạch cao giật cấp là điều cần thiết. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vật dụng này.

1. Hệ khung xương

Trần thạch cao khung chìm giật cấp. Nguồn ảnh: Internet

Hệ khung xương là yếu tố quan trọng, không thể thiếu của trần thạch cao giật cấp. Chúng được liên kết với nhau và liên kết với mái trần chính, chịu trách nhiệm nâng đỡ các tấm thạch cao không bị rơi, đổ, vỡ. 

Hệ khung xương được cấu tạo bởi: thanh xương chính, thanh xương phụ, thanh V viền tường và các vật tư phụ kiện liên kết ( gồm: đinh, vít, nở đạn, bát treo, dây thép, ty ren treo trần thạch cao,…)

Với trần thạch cao giật cấp, phần khung xương tại mỗi cấp sẽ được treo đồng nhất trên một mặt phẳng. Tức tại cao độ của khung xương tại mỗi điểm là bằng nhau  tạo mỗi cấp giật. Như vậy, sẽ tạo nên tính an toàn và tính thẩm mỹ của cấu trúc trần.

2. Tấm thạch cao

Thiết kế trần thạch cao đẹp cho phòng khách. Nguồn ảnh: Internet

Tiếp theo các bạn sẽ cùng Trần Nhà Thạch Cao Oanh Trần tìm hiểu về tấm thạch cao. 

Tấm thạch cao sử dụng trong trần giật cấp cũng tương tự như tấm làm trong trần chìm phẳng. Tấm này nằm ngay phía dưới khung xương và liên kết với nhau nhờ đinh vít.

Tấm dùng để đóng trần giật cấp có kích thước 1220 x 2440mm, với nhiều tính chất khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng ( chịu nước, chống ẩm, tiêu âm, cách âm, chống cháy,…) mỗi đặc tính sẽ có cấu tạo khác nhau.

Tại mỗi vị trí cắt ghép giữa mép các tấm thạch cao, bạn có thể nhìn thấy một lớp màng mỏng, dày khoảng 1mm. Đây là lớp băng keo và lớp bột bả chuyên dùng để xử lý các mối nối giữa các tấm.

Tương tự như mặt phẳng khung xương, cao độ tại mỗi vị trí tấm thạch cao phải bằng nhau trên từng cấp. Lưu ý, cao độ của bề mặt tấm tuân theo cao độ quy định khi đi khung xương.

Chú ý, nếu chỉ xét về cấu tạo trần thạch cao chìm thì chúng chỉ bao gồm: khung xương và tấm thạch. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể hoàn thiện thì chúng có thêm một lớp vỏ ngoài nữa đó là lớp sơn bả.

3. Lớp sơn trần thạch cao

Trần thạch cao giật 2 cấp. Nguồn ảnh: Internet

Đây là lớp cuối cùng để mang đến vẻ đẹp hoàn hảo, tinh tế cho hệ thống vách thạch.

Cũng tương tự như sơn tường, đầu tiên là lớp sơn bả màu trắng được quét lên toàn bộ hệ trần. Sau khi chờ lớp sơn này khô sẽ tiến hành xả lại và quét sơn màu.

Lớp sơn và việc Phối Màu Trần Thạch Cao sẽ được lựa chọn theo SỞ THÍCH cũng như hợp PHONG THỦY với gia chủ để mang đến không gian nhà hoàn hảo.

Cấu tạo trần phẳng chỉ có một mặt phẳng nhưng với trần giật cấp thì các mặt phẳng  được cấu tạo thành nhiều cấp khác nhau nên sẽ mất thời gian và tốn kém hơn.

Để lựa chọn được sản phẩm chất lượng, uy tín, bạn có thể tham khảo trần thạch cao Vĩnh Tường - Gyproc,…


Tóm lại, hiện nay, trần thạch cao giật cấp hay trần thạch cao phẳng được xem như một giải pháp để trang trí thêm cho ngôi nhà thêm ấn tượng. Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn kỹ trước khi tiến hành để mang lại nét đẹp tự nhiên nhất cho ngôi nhà.



Bài viết được chia sẻ bởi Trần Nhà Thạch Cao - Oanh Trần
https://bit.ly/37uU22I

Comments

Popular posts from this blog

Điểm danh những mẫu trần thạch cao nhà ống đẹp

Hướng Dẫn Cách Làm Trần Thạch Cao Giật Cấp Hiệu Quả

Ứng Dụng Lỗ Thăm Trần Thạch Cao